Đức Phật chia sẻ Kinh Chân Hạnh Phúc (Maha Mangala Sutta)

Đức Phật chia sẻ Kinh Chân Hạnh Phúc (Maha Mangala Sutta)

Trong bài viết này, Phụng xin giới thiệu với các bạn một bài kinh mà Phụng rất tâm đắc trong quá trình tìm hiểu về những lời dạy của Đức Phật, hi vọng rằng với Bài Kinh Chân Hạnh Phúc (Maha Mangala Sutta) này, bạn sẽ có thêm nguồn tư liệu, kim chỉ nam và thực tập để hạnh phúc thực sự trong đời này và đời sau.

Kinh Chân Hạnh Phúc

(Maha Mangala Sutta)
(Kinh Điềm Lành, Kinh Hạnh Phúc, Kinh Điềm Lành Lớn, Kinh Phước Đức v.v… thuộc Tiểu Bộ Kinh tập I)
HT. Thích Thiện Châu dịch Việt
——————-

Như vầy tôi nghe, một thời Thế Tôn ở tại Savatthi, trong rừng Jeta, vườn Anathapindika. Có một thiên nhân, khi đêm gần tàn, với dung sắc thù thắng chiếu khắp rừng Jeta, đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, kính lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên, thiên nhân ấy nói lên bài kệ trước Đức Thế Tôn như sau:

”Chư thiên và loài người
Suy nghĩ về hạnh phúc
Ước mong được hạnh phúc
Chân hạnh phúc là gì?

Thế Tôn đáp kệ rằng:

”Kẻ si mê nên tránh
Bậc hiền đức phải gần
Cung kính người đáng kính
Ấy là chân hạnh phúc.

Chọn nơi lành mà ở
Đời trước đã tạo phúc
Nay giữ lòng thẳng ngay
Ấy là chân hạnh phúc.

Hiểu rộng và khéo tay
Giữ tròn các giới luật
Nói những lời hòa ái
Ấy là chân hạnh phúc.

Cung dưỡng cha mẹ già
Yêu mến vợ /chồng và con
Không vương vấn phiền hà
Ấy là chân hạnh phúc.

Cho và sống đúng cách
Nên giúp đỡ bà con
Hành động không chê trách
Ấy là chân hạnh phúc.

Ngăn trừ điều ác xấu
Dứt bỏ thói rượu chè
Chuyên cần trong Chánh Đạo
Ấy là chân hạnh phúc.

Kính nhường và khiêm tốn
Biết đủ và nhớ ơn
Tuỳ thời học đạo lý
Ấy là chân hạnh phúc.

Nhẫn nhục vâng ý lành
Viếng thăm bậc tu hành
Tuỳ thời bàn luận đạo
Ấy là chân hạnh phúc.

Trong sạch và siêng năng
Suốt thông các chân lý
Thực hiện vui Niết Bàn
Ấy là chân hạnh phúc.

Tiếp xúc với thế gian
Giữ lòng không sa ngã
Không sầu nhiểm bình an
Ấy là chân hạnh phúc.

Như thế mà tu hành
Việc gì cũng thành tựu
Ở đâu cũng an lành
Ấy là chân hạnh phúc”.

Bản dịch sang Tiếng Anh của Hòa Thượng Narada Maha Thera

Discourse on the Greatest Blessings

(Maha Mangala Sutta,
Suttanipata, 258-269)

Introduction: This famous text, cherished highly in all Buddhist lands, is a terse but comprehensive summary of Buddhist ethics, individual and social. The thirty-eight blessings enumerated in it, are an unfailing guide on life’s journey. Rightly starting with “avoidance of bad company” which is basic to all moral and spiritual progress, the Blessings culminate in the achievement of a passion-free mind, unshakable in its serenity. To follow the ideals set forth in these verses, is the sure way to harmony and progress for the individual as well as for society, nation and mankind.

(Narada Maha Thera)

***********

Thus have I heard. On one occasion the Exalted One was dwelling at Anathapindika’s monastery, in Jeta’s Grove, near Savatthi. Now when the night was far spent, a certain deity whose surpassing splendour illuminated the entire Jeta Grove, came to the presence of the Exalted One and, drawing near, respectfully saluted him and stood at one side. Standing thus, he addressed the Exalted One in verse:

“Many deities and men,
yearning after good,
have pondered on blessings.
Pray, tell me the greatest blessing!”

(The Exalted One answered:)

“Not to associate with the foolish,
but to associate with the wise;
and to honour those who are worthy of honour
— this is the greatest blessing.

“To reside in a suitable locality,
to have done meritorious actions in the past
and to set oneself in the right course
— this is the greatest blessing.

“To have much learning, to be skillful in handicraft,
well-trained in discipline,
and to be of good speech
— this is the greatest blessing.

“To support mother and father,
to cherish wife and children,
and to be engaged in peaceful occupation
— this is the greatest blessing.

“To be generous in giving, to be righteous in conduct,
to help one’s relatives,
and to be blameless in action
— this is the greatest blessing.

“To loathe more evil and abstain from it,
to refrain from intoxicants,
and to be steadfast in virtue
— this is the greatest blessing.

“To be respectful, humble,
contented and grateful;
and to listen to the Dhamma on due occasions
— this is the greatest blessing.

“To be patient and obedient,
to associate with monks
and to have religious discussions on due occasions
— this is the greatest blessing.

“Self-restraint, a holy and chaste life,
the perception of the Noble Truths
and the realisation of Nibbana
— this is the greatest blessing.

“A mind unruffled by the vagaries of fortune,
from sorrow freed, from defilements cleansed,
from fear liberated
— this is the greatest blessing.

“Those who thus abide,
ever remain invincible,
in happiness established.
These are the greatest blessings.”

(based on the English translation by Narada Maha Thera)

Bài kinh “Chân Hạnh Phúc” (Maha Mangala Sutta) của Đức Phật đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản để đạt được hạnh phúc thực sự trong cuộc sống. Đó là tránh xa sự si mê, tiếp xúc với những người có phẩm chất tốt, sống trong sự lành lặn, hiểu biết và khéo léo, tôn trọng cha mẹ và gia đình, giúp đỡ người khác, tránh xa điều ác xấu, và tuỳ thời học và thực hành đạo lý.

Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc này, chúng ta có thể tạo ra một cuộc sống hạnh phúc và an lành, không bị cuốn vào sự khổ đau của thế gian. Hạnh phúc thực sự nằm trong việc thực hiện những nguyên tắc này một cách thực tế và tỉnh thức trong mọi hoạt động của chúng ta.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x