Cách nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả

Cách nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả

Khi bạn viết blog thì bước nghiên cứu từ khoá SEO là một bước cực kỳ quan trọng. Việc chọn đúng từ khóa sẽ giúp cho bài viết của bạn được tìm thấy và xuất hiện nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm (đặc biệt là công cụ tìm kiếm Google). Trong bài viết này, Phụng sẽ chia sẻ cho bạn Cách nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả.

Hãy đọc kỹ bài viết này, bởi nếu bạn không biết Cách nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả, chọn sai từ khóa, bài viết của bạn sẽ khó được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm và blog của bạn sẽ ít lượt truy cập, đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiếp cận ít độc giả, không có được kết quả như mong đợi.

Ok, bây giờ hãy cùng Phụng điểm qua 7 bước nghiên cứu từ khoá cho Blog của bạn nha.

Bước 1: Xác định mục tiêu blog, chân dung khách hàng tiềm năng

Việc xác định mục tiêu của blog và nhóm đối tượng khách hàng mà bạn muốn đưa vào blog của mình là một trong những bước quan trọng nhất để xây dựng một blog thành công. Mục tiêu của blog là nhằm giúp bạn tập trung vào những nội dung cần thiết để phát triển blog của mình. Bạn sẽ rõ ràng đường đi, không lan mang, không phân tán và hiệu suất làm việc của bạn sẽ tăng lên.

Khi xác định mục tiêu của blog, bạn cần phải đưa ra những quyết định về nhóm đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Bạn có thể đưa ra các câu hỏi như: blog của mình phù hợp với ai? Những ai sẽ có lợi từ việc đọc blog của mình? Đối tượng khách hàng của bạn có thể là các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của bạn, những người mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực đó, hoặc những người quan tâm đến.

Ví dụ về blog dinh dưỡng và định hướng sơ lược về mục tiêu của blog này: Bạn là người có kiến thức chuyên môn về kinh dưỡng, và bạn muốn xây dựng blog có nội dung chia sẻ về dinh dưỡng và cung cấp các thông tin hữu ích giúp người đọc có một lối sống lành mạnh và cân bằng. 

Khách hàng mà blog này muốn hướng đến là những người quan tâm đến dinh dưỡng và sức khỏe. Đối tượng khách hàng cụ thể có thể là những người quan tâm đến việc tăng cường sức đề kháng, giảm cân, tăng cân, cải thiện chế độ ăn uống hoặc những người đang mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

Chiến lược bán sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng của blog này có thể là giới thiệu các sản phẩm có liên quan đến dinh dưỡng, chẳng hạn như các loại thực phẩm chức năng, vitamin, khoáng chất, hay các sản phẩm dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, chú ý rằng blog cần đảm bảo chất lượng thông tin và độ tin cậy của sản phẩm được giới thiệu, tránh tình trạng quảng cáo sản phẩm không chính xác hoặc thiên vị.

Để thu hút được độc giả, blog này cần cung cấp những bài viết chất lượng, đáp ứng nhu cầu của độc giả và đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Ngoài ra, blog cũng có thể sử dụng các kênh truyền thông xã hội để quảng bá và giới thiệu nội dung của mình đến đối tượng khách hàng mục tiêu.

Việc xác định mục tiêu của blog và đối tượng khách hàng mà bạn muốn đưa vào blog của mình là một bước quan trọng để giúp bạn tạo ra nội dung hấp dẫn và giải quyết được những vấn đề của đối tượng đó. Khi bạn biết rõ đối tượng khách hàng của mình, bạn sẽ có thể tạo ra nội dung phù hợp và thu hút được độc giả tiềm năng.

Bước 2: Xác định vấn đề mà độc giả của bạn đang gặp phải

Để tìm hiểu các vấn đề và nỗi đau mà khán giả blog đang gặp phải, bạn cần trang bị cho mình khả năng lắng nghe và tìm hiểu khách hàng của mình. Bạn có thể tìm hiểu điều này bằng cách đọc các bình luận và phản hồi của khách hàng trên blog của bạn, hoặc tìm kiếm các diễn đàn hoặc nhóm trên mạng xã hội liên quan đến chủ đề của blog của bạn. 

Ví dụ: Bạn xây dựng blog về dinh dưỡng, ngách giảm cân, thì bạn có thể tham khảo các câu hỏi, trăn trở, lo lắng, … trên các hội nhóm trên facebook, đọc comment của các video có liên quan trên Tiktok, Youtube chẵng hạn. Bạn tập hợp nó lại thành 1 danh sách các vấn đề mà khách hàng tiềm năng đang gặp phải, thế là bạn đã có một kho chủ đề để viết blog.

Việc tìm hiểu nỗi đau và vấn đề của khách hàng giúp bạn tạo ra nội dung hữu ích và giải quyết được những vấn đề của đối tượng đó. Bạn có thể viết các bài hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm hoặc cung cấp các giải pháp cho những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Điều này giúp tăng độ tương tác của blog và thu hút được nhiều độc giả hơn.

Bước 3: Cách nghiên cứu từ khoá SEO bằng công cụ

Sau khi đã có được những manh mối về “nỗi đau”, “vấn đề” mà khách hàng tiềm năng – độc giả của blog bạn đang gặp phải, thì bước tiếp theo là chúng ta sử dụng những dữ kiện này để tìm hiểu xem những từ khoá mà nhóm người này nhập vào công cụ tìm kiếm như Google là gì.

Để làm được việc này, bạn có thể nhập dữ kiện (từ khoá) bạn muốn tìm hiểu vào các công cụ dưới đây:

Kết quả trả về là một danh sách từ khoá bao gồm từ khoá bạn đã nhập và những từ khoá có liên quan. Bạn hãy để ý cột Search Volume tức là số lượt tìm kiếm mà người dùng gõ vào google trong một tháng, ngoài ra cột KD hoặc Competition tức là mức độ cạnh tran của từ khoá đó, cạnh tranh càng cao thì đòi hòi bạn cần nỗ lực nhiều trong việc SEO để từ khoá đó có thể lên TOP.

Ví dụ: Mình nhập “cách giảm cân” vào Keywordtool.io thì kết quả hiện ra như thế này:

nghiên cứu từ khoá bằng keywordtool
nghiên cứu từ khoá bằng keywordtool

Bạn sẽ thấy “cách giảm cân” có Search Volume là 33.100 tức là trên nền tảng Google, người dùng đã gõ và tìm kiếm từ khoá này 33.100 lần  / tháng ở trên toàn cầu. Tại ô Country bạn có thể chọn Việt Nam để cài phạm vi đo lường tại Việt Nam.

Cột Trend: Tức là xu hướng / mức độ quan tâm, trong hình là màu đỏ, mũi tên xuống nghĩa là đang giảm.

CPC: Giá thầu quảng cáoi Google Ads cho một lượt nhấp chuột

Và cuối cùng là Competition thể hiện màu đỏ, 92 là mức cực kỳ cạnh tranh.

Ngoài ra, bạn sẽ còn nhìn thấy thêm các từ khoá khác phía dưới: Đó là những từ khoá liên quan đến những từ khoá chính. Bạn cũng để ý ghi chú lại những từ này nhé.

Xem thêm clip hướng dẫn để hiểu rõ hơn bạn nha.

Bước 4: Lập bảng danh sách từ khoá

Sau khi đã nghiên cứu từ khoá rồi, bạn sẽ có được từ khoá chính và những từ khoá liên quan (tường là độ dài của từ khoá liên quan sẽ dài hơn từ khoá chính) thì bạn hãy tiến hành lập thành một dan sách.

Hãy gom nhóm những từ khoá liên quan với chủ đề bài viết bạn đang viết lại với nhau, xoay quanh những khía cạnh của chủ đề bạn định viết. 

Ví dụ bản kế hoạch từ khoá
Ví dụ bản kế hoạch từ khoá

Danh sách của bạn ngoài các nhóm từ khoá ra thì nên có thêm cột tiêu đề, cột ngày dự định đăng, cột người viết, … để tạo thành một Bản kế hoạch từ khoá. Và bạn sẽ có được đính hướng để phát triển nội dung cho blog của mình.

Bước 5: Viết nội dung bài viết cho Blog

Hãy sử dụng tù khoá chính, các từ khoá liên quan mà bạn đã gom nhóm trước đó để viết bài. Từ khoá chính phải xuất hiện ở tiêu đề bài viết, từ khoá chính và từ khoá liên quan xuất hiện ở các đoạn văn, tạo thành một bài viết có khôn những chứa từ khoá mà bạn đã chuẩn bị trước đó mà nội dung đó phải có giá trị, mang ý nghĩa cho người đọc.  

Nếu 1 vấn đề bạn định viết có hàm lượng nội dung rất lớn,  thì bạn có thể tách nội dung ra thành chủ đề nhỏ hơn để viết và đưa đường link vào bài để cho độc giả của bạn tìm hiểu sâu hơn nếu họ cần.

Xem thêm: Cách viết bài chuẩn SEO cho người mới

Nếu bạn dùng nền tảng WordPress để làm Blog thì bạn có thể cài Yoast SEO hoặc Rankmath để tối ưu bài viết của mình theo từ khoá đã nghiên cứu để bài viết được chuẩn hơn bạn nha.

Bước 6: Đăng bài viết lên Blog

Sau khi soạn bài rồi thì bạn hãy đăng lên web thôi, nhớ trình bày bài viết rõ ràng mạch lạc, có thêm hình minh hoạ cho trực quan bạn nha.

Bước 7: Theo dõi, đánh giá và tối ưu

Khi bạn đã biết Cách nghiên cứu từ khóa SEO rồi, hãy làm nó một cách nghiêm túc. Hãy theo dõi bản kế hoạch từ khoá của bạn xem bạn đã khai thác hết và sâu các từ khoá hay chưa, các từ khoá của bạn sau khi đã viết có được index và được xếp hạng hay chưa…. Hoặc đơn giản là, bạn cũng có thể bổ sung, làm mới bài viết của mình để Google dễ dàng xếp hạn lại bài viết của bạn.

Hãy nhớ rằng, việc nghiên cứu từ khóa SEO là một quá trình liên tục và cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo rằng trang web của bạn luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và điều chỉnh cho phù hợp với các thay đổi của thuật toán Google.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x